Nếu ví nền văn học Việt Nam là một bầu trời đầy sao thì Tố Hữu sẽ là một ngôi sao sáng trên bầu trời sao ấy. Tố Hữu người đã để lại cho nhân loại biết bao tác phẩm bất hủ từ các đề tài về chiến tranh, con người đến cuộc sống. Tôi đã từng tâm đắc nhất với câu thơ: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” trong bài thơ Một khúc ca xuân của ông.
Thật vậy, nói đến “sống đẹp” là người ta nghĩ ngay đến một lí tưởng cao đẹp, thanh tao, sống sao cho khi nhắm mắt xuôi tay ta thấy mình đã làm được nhiều điều ý nghĩa.
Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm những tâm hồn giá băng, không phải để ta nhận lại một thứ gì đó mà để ta cho đi niềm tin, tình yêu và niềm hy vọng để họ mạnh mẽ với cuộc đời.
“Sống đẹp” là lối sống có văn hóa, tri thức và có tình người. Khi mà cuộc sống này có quá nhiều thứ hỗn loạn được du nhập từ phương tây chi phối một số giới trẻ hiện nay, họ chạy theo những cuộc ăn chơi xa đọa, văn hóa không theo phong cách nào cả , “tây ”không ra “tây” , “ta” không ra “ta”, lệch lạc trong suy nghĩ, thích sống hưởng thụ, bán rẻ lương tâm và trở nên vô cảm với mọi người.Do vậy, sống đẹp không hề đơn giản, không phải ai cũng hiểu và biết cách sống đẹp.“Sống đẹp” không phải muốn là được bởi danh giới giữa chúng vô cùng mong manh. Hình thành nên nếp “sống đep” không chỉ trong một giờ, một ngày mà là mãi mãi. Nó rèn luyện thói quen cho con người từ ngày này qua ngày khác nếu bạn đủ tâm huyết, quyết tâm.
Sau đây, tôi xin giới thiệu cho bạn 30 cách sống đẹp bạn cần biết.
1. Hãy đi ra ngoài, ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên và thở. Hãy dừng lại để chiêm ngưỡng những bông hoa đang đua nhau khoe sắc thắm. Hãy dừng lại, lắng nghe tiếng chim kêu và cảm nhận vẻ đẹp của tạo hóa. Hãy duy trì thói quen này hàng ngày, chậm rãi một chút thôi và bạn sẽ thấy được nét đẹp đầy kiêu hãnh của những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc đời.
2. Hãy nhảy như một đứa trẻ khi bạn cảm thấy vui sướng hay buồn bã. Nhảy trên giường lúc sáng dậy, trong phòng tắm hay đóng cửa phòng và tận hưởng không gian chỉ có mình bạn.
3. Mỉm cười, cười thật to, cười rạng rỡ khi bạn hạnh phúc. Hãy cười khi bạn gặp bạn bè hay chào ai đó vào buổi sáng sớm. Đừng tiếc nụ cười vì đó là tài sản vô giá mà bạn có thể dành tặng cho người khác.
4. Nghỉ ngơi. Ngồi xuống và thư giãn trên chiếc ghế yêu thích của bạn sau giờ làm việc, những lúc căng thẳng hay vào ngày cuối tuần. Nhắm mắt lại và cảm thấy mãn nguyện với mọi thứ bạn đang có.
5. Đọc sách. Hãy thử là một người 'lười biếng' khi ngày cuối tuần tự dành cho mình một không gian chỉ toàn sách là sách. Đọc sách sẽ nâng bạn lên hay 'dìm' bạn xuống theo mạch cảm xúc của nhân vật, thử thách bạn khám phá ra thông điệp của tác giả, khiến bạn vui vì những câu nói hài hước, hấp dẫn bạn vì cách dùng từ đầy mê hoặc hay truyền cảm hứng cho bạn với những câu chuyện đầy ý nghĩa.
6. Nấu ăn. Một mình hoặc cùng những người bạn yêu quý. Hãy cùng nhau chế biến những món ăn mới, thử hương vị mới và cùng nhau thưởng thức.
7. Làm việc. Làm hết mình với công việc bạn đang làm. Chăm chỉ, tập trung và nỗ lực 100%. Khi đã hoàn thành, hãy 'xả' hơi và tự dành cho mình những phần thưởng tuyệt vời.
8. Chơi hết mình giống như lúc bạn làm việc.
9. Chân thành, trung thực cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
10. Yêu thương và thể hiện tình yêu bằng hành động một cách chủ động. Đừng chờ đợi.
11. Tập thể dục. Thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch luyện tập và bắt tay vào làm.
12. Chụp ảnh. Đầu tư một chiếc máy ảnh hoặc sử dụng camera điện thoại để 'bắt' lấy bất cứ khoảnh khắc nào bạn muốn lưu giữ.
13. Đi du lịch tới những nơi bạn muốn.
14. Theo đuổi giấc mơ của bạn, thậm chí đó là giấc mơ 'điên rồ' đối với người khác. Đừng quan tâm tới những lời họ nói, nếu bạn đủ niềm tin vào khả năng và hoài bão của mình, hãy đeo bám đến cùng!
15. Lắng nghe. Không chỉ lắng nghe người khác mà còn lắng nghe cả tiếng nói trong con người bạn (Inner Voice).
16. Bước ra khỏi 'vùng an toàn' (Comfort Zone) bằng việc liên tục trải nghiệm những điều mới lạ. Đừng sống cuộc đời buồn tẻ, lối mòn.
17. Trò chuyện với trẻ con. Tâm hồn trẻ thơ vô cùng trong sáng, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Hãy dành thời gian với chúng để thấy rằng cuộc sống đâu cần phức tạp.
18. Tha thứ cho tất cả những ai đã khiến bạn buồn, khiến bạn tổn thương và sẵn sàng cho họ một cơ hội để sửa chữa.
19. Gạt bỏ mọi muộn phiền trong quá khứ. Cái gì đã qua thì cho qua!
20. Yêu thương cả những điểm hoàn hảo và không hoàn hảo trên cơ thể bạn. Vẻ đẹp đích thực không nằm ở hình thể mà đó chính là tâm hồn.
21. Biết ơn, kể cả những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đừng so đo, tính toán, ghen tỵ hay cảm thấy thiếu thốn. Hãy nghĩ về những người đang sống cuộc sống khó khăn hơn bạn.
22. Tham gia một câu lạc bộ, tổ chức hay một nhóm người nào đó đang nỗ lực để xây dựng lối sống tốt đẹp. Hãy truyền cảm hứng cho nhau để lan tỏa giá trị.
23. Khen ngợi người khác một cách chân thành. Lời khen ngợi có thể khiến một người từ chỗ tự ti, thất vọng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bạn không mất gì cả.
24. Làm quen với những người bạn mới, xây dựng, phát triển và duy trì sự bền chặt của tất cả những mối quan hệ mà bạn có.
25. Giúp đỡ người khác bất cứ lúc nào bạn có thể và mọi lúc, mọi nơi. Không cần phải là những điều lớn lao, hãy thể hiện lòng nhân ái từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống.
26. Không phán xét, đánh giá người khác. Luôn nhìn lại mình trước khi có ý định đưa ra nhận xét về bất kỳ ai bạn gặp.
27. Làm từ thiện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.
28. Học cách nói lời yêu thương với tất cả mọi người xung quanh, cho họ biết bạn nghĩ tính cách họ thế nào, đừng ngại nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình với người khác, vì đó sẽ là sợi dây kết nối bạn với người khác đó.
29. Quan tâm tới người thân trong gia đình vì họ nhiều khi sẽ cô đơn và cần con cái bên cạnh nhưng đôi khi bạn quá bận rộn mà quên đi nghĩa vụ của một người con cho nên hãy thể hiện tình yêu thương với họ nhé.
30. Gặp gỡ bạn bè tạo sự gắn kết tình bạn và tạo cho mối quan hệ của các bạn ngày càng khăng khít bền lâu.
Chúng ta cùng đọc qua bài thơ:
SỐNG
Sống không giận không hờn không oán trách.
Sống mỉm cười với thử thách chông gai.
Sống vươn lên theo nhịp ánh ban mai.
Sống an hòa với những người chung sống.
Sống là Động, nhưng lòng luôn bất động.
Sống là Thương, nhưng lòng chẳng vấn vương.
Sống yên vui - danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến - giữa dòng đời vạn biến !
Cách dạy con sống đẹp từ nhỏ dành cho phụ huynh
Thông qua giáo dục, trẻ sẽ được bồi dưỡng tính cách tích cực. Do đó, trong giai đoạn tiểu học, cha mẹ không nên bỏ qua giai đoạn vàng dạy trẻ các giá trị sống.
1. Bài học quý từ tấm gương em Phạm Tiến Thành
Em Phạm Tiến Thành (học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Mỹ Lộc, Can Lộc) – học sinh đã trao trả hơn 15 triệu đồng cho người đánh rơi vào năm 2019, là 1 ví dụ.
Dù thiếu vắng bàn tay mẹ, nhưng dưới sự chỉ bảo ân cần của bố, 3 anh chị em Phạm Tiến Thành đều rất ngoan ngoãn, chăm học. Bản thân Thành có học lực tốt, tính tình hiền lành, được thầy yêu, bạn mến. Hành động nhặt được của rơi, tìm người trả lại của em chính là định nghĩa sống đẹp là gì cũng như là tấm gương để bạn bè noi theo.
Chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân để có thể hình thành nên nhân cách tốt, lối sống đẹp cho con trẻ, anh Phạm Luận (bố của em Phạm Tiến Thành) cho biết:
“Tôi luôn cố gắng chăm sóc các con thật tốt, hướng các con tới một lối sống đẹp. Đẹp không chỉ là hình thức, mà phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương.
Từ những hành động nhỏ nhặt như lễ phép với ông bà, nhặt được của rơi tìm người trả lại, ủng hộ quỹ vì người nghèo… đều là những nghĩa cử cao đẹp, vun đắp cho tâm hồn của con”.
1. Bài học quý từ tấm gương em Phạm Tiến Thành
Em Phạm Tiến Thành (học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Mỹ Lộc, Can Lộc) – học sinh đã trao trả hơn 15 triệu đồng cho người đánh rơi vào năm 2019, là 1 ví dụ.
Dù thiếu vắng bàn tay mẹ, nhưng dưới sự chỉ bảo ân cần của bố, 3 anh chị em Phạm Tiến Thành đều rất ngoan ngoãn, chăm học. Bản thân Thành có học lực tốt, tính tình hiền lành, được thầy yêu, bạn mến. Hành động nhặt được của rơi, tìm người trả lại của em chính là định nghĩa sống đẹp là gì cũng như là tấm gương để bạn bè noi theo.
Chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân để có thể hình thành nên nhân cách tốt, lối sống đẹp cho con trẻ, anh Phạm Luận (bố của em Phạm Tiến Thành) cho biết:
“Tôi luôn cố gắng chăm sóc các con thật tốt, hướng các con tới một lối sống đẹp. Đẹp không chỉ là hình thức, mà phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương.
Từ những hành động nhỏ nhặt như lễ phép với ông bà, nhặt được của rơi tìm người trả lại, ủng hộ quỹ vì người nghèo… đều là những nghĩa cử cao đẹp, vun đắp cho tâm hồn của con”.
2. Gia đình là nền tảng giáo dục lối sống đẹp
Nói về quan niệm sống đẹp là gì, anh Thành chia sẻ thêm: Sống tử tế không chỉ là chuyện một ngày, một bữa, mà cần dạy trẻ nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên.
Những hành động đúng, tốt cần phải được lặp đi lặp lại, tạo thành thói quen, hình thành lối sống nhân văn, tốt đẹp hơn. Việc tốt của em Phạm Tiến Thành vừa qua chính là thành quả của cả quá trình nuôi dưỡng, rèn luyện đó.
Gia đình anh Phạm Luận cũng cố gắng tạo một môi trường sống tốt để con phát triển với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức đúng đắn. “Không nên giữ suy nghĩ “trẻ con thì chưa biết gì” để hành động bậy bạ, sai trái. Con nhỏ giống như trang giấy trắng, chưa thể phân biệt phải trái, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những gì xung quanh”, anh Luận chia sẻ.
Sống đẹp là gì? Theo anh, rất nhiều điều nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày mà người lớn hay phạm phải như chở con nhỏ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, sử dụng từ ngữ thô tục… cũng ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nhỏ. Vì vậy, trong gia đình, người lớn phải làm gương cho trẻ nhỏ, anh chị phải làm gương cho em, mỗi người đều phải tự điều chỉnh hành vi của mình.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng con tới một lối sống có ước mơ, lý tưởng, có chí tiến thủ, động viên con biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, không nản chí trước khó khăn, vượt qua thử thách để đạt được ước mơ. Luôn nỗ lực học tập và rèn luyện, hướng đến lối sống đẹp, văn minh và giàu tình yêu thương.
3. Dạy con từ thuở còn thơ
Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Đó là sự đúc rút kinh nghiệm sống của người xưa về việc giáo dục con cái trong gia đình. Ai cũng hiểu gia đình là hạt nhân xây dựng nền tảng xã hội nhưng không phải người nào cũng làm được.
Một người hình thành, phát triển nhân cách cần có một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò then chốt.
Nhiều gia đình hay đổ lỗi, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, xã hội mà không nghĩ rằng chính sự dạy dỗ của cha mẹ, ông bà quyết định đến việc hình thành nhân cách của đứa trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành. Nhiều phụ huynh không quan tâm đến nhân cách của con em từ bé, để mặc trẻ thích làm gì thì làm.
Bố mẹ phải là người dạy dỗ, uốn nắn những lệch lạc về chuẩn mực trong thái độ, hành vi ứng xử của trẻ. Bởi lẽ, nếu không được dạy những quy tắc ứng xử lễ phép, lịch sự, tôn trọng không gian chung thì thật khó để sau này trẻ trở thành một công dân tốt, gương mẫu, ứng xử văn minh nơi công cộng. Cuối cùng, xã hội lại là nơi gánh chịu hậu quả.
Đến đây thì bạn đã hiểu sống đẹp là gì, cách sống đẹp cũng như cách dạy con sống đẹp từ nhỏ rồi phải không nào. Chúc bạn thành công giáo dục bé trở thành những thế hệ sống đẹp của tương lai đất nước nhé!Cảm ơn bạn đã ghé thăm Sài gòn yêu thương...
Nói về quan niệm sống đẹp là gì, anh Thành chia sẻ thêm: Sống tử tế không chỉ là chuyện một ngày, một bữa, mà cần dạy trẻ nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên.
Những hành động đúng, tốt cần phải được lặp đi lặp lại, tạo thành thói quen, hình thành lối sống nhân văn, tốt đẹp hơn. Việc tốt của em Phạm Tiến Thành vừa qua chính là thành quả của cả quá trình nuôi dưỡng, rèn luyện đó.
Gia đình anh Phạm Luận cũng cố gắng tạo một môi trường sống tốt để con phát triển với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức đúng đắn. “Không nên giữ suy nghĩ “trẻ con thì chưa biết gì” để hành động bậy bạ, sai trái. Con nhỏ giống như trang giấy trắng, chưa thể phân biệt phải trái, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những gì xung quanh”, anh Luận chia sẻ.
Sống đẹp là gì? Theo anh, rất nhiều điều nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày mà người lớn hay phạm phải như chở con nhỏ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, sử dụng từ ngữ thô tục… cũng ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nhỏ. Vì vậy, trong gia đình, người lớn phải làm gương cho trẻ nhỏ, anh chị phải làm gương cho em, mỗi người đều phải tự điều chỉnh hành vi của mình.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng con tới một lối sống có ước mơ, lý tưởng, có chí tiến thủ, động viên con biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, không nản chí trước khó khăn, vượt qua thử thách để đạt được ước mơ. Luôn nỗ lực học tập và rèn luyện, hướng đến lối sống đẹp, văn minh và giàu tình yêu thương.
3. Dạy con từ thuở còn thơ
Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Đó là sự đúc rút kinh nghiệm sống của người xưa về việc giáo dục con cái trong gia đình. Ai cũng hiểu gia đình là hạt nhân xây dựng nền tảng xã hội nhưng không phải người nào cũng làm được.
Một người hình thành, phát triển nhân cách cần có một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò then chốt.
Nhiều gia đình hay đổ lỗi, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, xã hội mà không nghĩ rằng chính sự dạy dỗ của cha mẹ, ông bà quyết định đến việc hình thành nhân cách của đứa trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành. Nhiều phụ huynh không quan tâm đến nhân cách của con em từ bé, để mặc trẻ thích làm gì thì làm.
Bố mẹ phải là người dạy dỗ, uốn nắn những lệch lạc về chuẩn mực trong thái độ, hành vi ứng xử của trẻ. Bởi lẽ, nếu không được dạy những quy tắc ứng xử lễ phép, lịch sự, tôn trọng không gian chung thì thật khó để sau này trẻ trở thành một công dân tốt, gương mẫu, ứng xử văn minh nơi công cộng. Cuối cùng, xã hội lại là nơi gánh chịu hậu quả.
Đến đây thì bạn đã hiểu sống đẹp là gì, cách sống đẹp cũng như cách dạy con sống đẹp từ nhỏ rồi phải không nào. Chúc bạn thành công giáo dục bé trở thành những thế hệ sống đẹp của tương lai đất nước nhé!Cảm ơn bạn đã ghé thăm Sài gòn yêu thương...